CHI SỐ và ĐỘ MẢNH


Trong ngành dệt có nhiều đơn vị “chi số” và “độ mảnh” (hay độ nhỏ) khác nhau. Chi số  dùng để biểu thị độ mảnh hay độ thô của sợi hoặc xơ. Có hai hệ thống đo chi số, đó là hệ thống trực tiếp và gián tiếp.
Hệ thống trực tiếp: đo khối lượng trên một đơn vị chiều dài và thường được biết đến với tên tiếng việt là “độ mảnh” (fineness).
Hệ thống gián tiếp: đo chiều dài trên một đơn vị khối lượng (ngược với bên trên) thường được biết đến với tên tiếng việt là “chi số” (count, yarn count chứ không phải là “chỉ số”)
Tùy theo đơn vị đo (hệ mét hay hệ Anh…) mà có các loại chi số, độ mảnh khác nhau.
Ví dụ chi số mét được định nghĩa

là chiều dài (tính bằng mét) của một đơn vị khối lượng (tính bằng gam).
Nếu “chi số” càng cao thì “độ mảnh” càng nhỏ nghĩa là đường kính của sợi, xơ càng nhỏ.
Ví dụ: sợi có chi số Nm 30 thô hơn là sợi chi số Nm 45 hay là cúi chải có độ mảnh (hay định lượng) 4 ktex trông sẽ nhỏ hơn cúi chải có độ mảnh 5 ktex.
Trong các nhà máy kéo sợi xơ ngắn, thường sử dụng đơn vị “độ mảnh” (ktex) cho công đoạn đầu (đến cúi ghép hay chải kỹ hoặc thậm chí sợi thô) và đơn vị “chi số” (Nm, Ne) cho các công đoạn phía sau (sợi thô, sợi con…).
Đây là bảng chuyển đổi giữa các chi số này:
Count conversion
Để dễ dàng chuyển đổi, ta có thể tạo công thức trong Excel hoặc sử dụng một số phần mềm chương trình của Rieter hay Uster để chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo lường này.
(Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

Tĩnh điện trên băng sợi trong quá trình mắc sợi


Bề mặt của vật liệu đã được cách li như sợi polyeste, sợi nylon, sợi đàn tính hay là vật liệu tổng hợp khác thường không tích điện. Nếu bề mặt của sợi chuyển động so với vật liệu khác, hoặc bị ma sát với bề mặt của các chi tiết khác trên máy mắc trong quá trình mắc, ví dụ: một băng sợi chuyển động trên lược, ống sức căng hoặc mắt dẫn sợi bằng sứ, thì điện tử có thể được vận chuyển từ lớp bề mặt của các chi tiết này đến băng sợi. Quá trình này gọi là hiệu ứng điện ma sát và gây ra
sự mất cân bằng điện tích của vật liệu, lớp bề mặt của một vật liệu trở thành tích điện dương và của vật liệu kia tích điện âm. Vì băng sợi và các chi tiết mắc được cách li, nên điện tích không thể thoát ra khỏi sợi hoặc các chi tiết đã ma sát với chính băng sợi đó, do vậy điện tích được gọi là điện tĩnh. Có khả năng điện tích trái dấu hút nhau hoặc điện tích cùng dấu đẩy nhau sau đó gây ra vấn đề, ví dụ, phá vỡ filamen trên sợi, xù lông hoặc sợi dính với nhau. Độ cứng và các chu vi ngoài khác nhau trong một hệ trục sợi dọc khi mắc sợi dún thường xảy ra là do điện tĩnh hoặc tĩnh điện. Vấn đề chủ yếu gây ra bởi tĩnh điện trên băng sợi trong quá trình mắc là:
  • Phá vỡ filamen.
  • Bề mặt trục sợi dọc không đều.
  • Chu vi ngoài khác nhau trong một hệ sợi dọc, chủ yếu là đối với sợi dún.
  • Độ xù lông của sợi
  • Làm giảm tuổi thọ của kim lưỡi đối với các máy dệt kim đan dọc dùng kim lưỡi.
Bề mặt mang điện tích của băng sợi có thể được trung hòa bằng cách ion hóa không khí nhờ thiết bị chống tĩnh điện hoặc bộ khử tĩnh điện (ESD), nghĩa là các phần tử khí được tích điện bằng cách phân cực dương và âm.
 Các phần tử khí tích điện âm sau đó có thể đưa điện tử đến các phần tử tích điện dương trên bề mặt của vật liệu đã được cách li, kết quả là các phần tử này sẽ được trung hòa cả ở trong không khí lẫn trong vật liệu. Theo cách tương tự các phần tử khí tích điện dương được trung hòa bởi các phần tử tích điện âm trong vật liệu tích điện.
Các thiết bị chống tĩnh điện sử dụng một điện cực cao áp để ion hóa các phần tử khí thông qua việc phóng điện cho cả cực tính dương lẫn âm.
 Hình 1, thể hiện thanh ESD được lắp đặt bên dưới băng sợi sau mỗi lược tách trên máy mắc.


Hình 2, thể hiện thanh ESD được lắp đặt bên dưới băng sợi phía trước và phía sau mỗi lược tách, trước khi vào trục mắc.

 ESD được sử dụng để kiểm soát việc khử tĩnh điện ở bất cứ vị trí nào, hiệu quả của một hệ thống ESD phụ thuộc vào loại bộ ion hóa được sử dụng và cách mà chúng được lắp đặt trên các máy dệt kim đan dọc. Hãy đo tĩnh điện trong khu vực phía trước và phía sau một ESD đã được lắp đặt để xác định hệ thống làm việc tốt như thế nào.
Còn điều quan trọng là định kỳ giám sát khu vực hoặc quá trình để phát hiện các mức độ tích tụ điện  tích không thể chấp nhận được và kiểm chứng rằng hệ thống đang làm việc đúng đắn.
(dịch từ tài liệu tiếng Anh)(Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

Máy chải Truetzschler (TC card) - định chuẩn bộ làm đều

Với máy chải hiện đại như máy chải Truetzschler TC03, TC07 nhiều khi chi số (định lượng) cúi ra vẫn bị sai mà ta không biết vì sao. Nhiều kỹ thuật viên kiểm tra (cân lại) chi số và nhập vào nhưng sau đó chi số cúi vẫn bị biến động. Vậy nguyên nhân là gì?
Đó là do phương pháp định chuẩn bộ làm đều chưa đúng. Dưới đây sẽ là các gợi ý để có chi số cúi chuẩn.

Cần phải căn chuẩn định lượng (chi số) khi:
- Khởi động máy lần đầu,
- Thay đổi chi số cúi,
- Thay đổi sản lượng,
- Thay đổi các giá trị đặt trước (ví dụ thay đổi chất lượng),
- Nguyên liệu cấp vào thay đổi,
- Thay đổi kéo dài,
- Thay đổi tốc độ thùng lớn và/hoặc trục gai,
- Hiệu chỉnh lại máy (chỉnh cự li),
- Thực hiện các công việc đối với kim chảị

Giải thích các ký hiệu
  1. Cân bằng (định chuẩn bộ làm đều) máy chải
  2. Cân bằng DFK
  3. (A) Bật/tắt bộ điều chỉnh DFK
(B) Bật/tắt bộ điều chỉnh ICFD
(C) Bật/tắt bộ điều chỉnh CCD
Bộ phận nào được bật sẽ có thanh sáng màu xanh phía trên
  1. Tốc độ của truyền động DFK sau khi cân bằng (biểu thị bằng phần trăm so với giá trị cực đại)
  2. Chiều dày màng bông vào máy sau khi cân bằng (ICFD)
  3. Độ mở phễu đo cúi ra CCD sau khi cân bằng (biểu thị cho độ dày cúi ra)
  4. Bộ kiểm tra cúi ra
  5. Chiều dài còn lại trước khi thay thùng
  6. Biến thiên kéo dài tính theo phần trăm
  7. Hiển thị menu “Dữ liệu của lô” để có thể thay đổi các thông số như chi số cúi, tốc độ ra cúi, bội số kéo dài tổng, áp suất hòm bông dưới.
  1. Nút để tinh chỉnh chi số cúi (nhập giá trị chi số cúi thực tế cân được vào đây)

Cân bằng DFK
  • Sau khi máy đã chạy được một khoảng thời gian ngắn, nút “Calibrate DFK” sẽ hoạt động (đậm lên, chứ không mờ đi như trước).
  • Giá trị áp suất hòm bông dưới hiển thị bên dưới giá trị % tốc độ động cơ cấp bông. Nếu giá trị này gần bằng giá trị áp suất đặt trước thì ấn nút “Calibrate DFK” để cân bằng DFK. Việc cân bằng được thực hiện qua 4 chu kỳ 20s. Sau mỗi chu kỳ máy sẽ tính toán giá trị % tốc độ quay của động cơ cấp bông (hiển thị trên màn hình) sao cho giá trị áp suất thực tế của hòm bông dưới sẽ bằng giá trị đặt trước.
  • Sau khi cân bằng xong DFK, nút “Balancing card” sẽ sáng lên để sẵn sàng cân bằng máy chải. Nút này sẽ sáng lên sau khi máy chạy được một khoảng thời gian nhất định.
  • Kiểm tra chi số cúi thực tế. Chi số này càng gần với giá trị mong muốn càng tốt. Nếu không phải chỉnh lại chiều dày cấp bông vào, giá trị kéo dài tổng và cân bằng lại DFK để đạt được giá trị chi số gần đúng.


Cân bằng máy chải

  • Ấn nút “Balancing card” để cân bằng ICFD và CCD. Các thanh sáng màu xanh lá cây sẽ hiện lên phía trên các nút (B) và (C). Đầu tiên máy sẽ cân bằng giá trị của ICFD trước. Ta sẽ có chiều dày lớp bông vào ở vị trí (5). Sau đó là CCD là chiều dày cúi tại phễu đo cúi ra ở vị trí (6).
  • Sau khi máy cân bằng xong và chạy được khoảng 200m cúi, kiểm tra lại định lượng cúi và thực hiện tinh chỉnh nếu cần (nhập giá trị cân được thực tế vào ô số (11))
  • Cuối cùng bật bộ kiểm tra điểm dày và CV (7) lên.

Chú ý

  • Sau khi có các giá trị cân bằng ở (5) và (6) ta có thể dùng nó nhập sang các máy khác để giảm thời gian cân bằng máy. Khi đó chỉ cần thực hiện tinh chỉnh định lượng.

  • Nếu máy có giá trị CV% cao quá mặc dù đã cân bằng đạt định lượng ra thì nên kiểm tra các giá trị ICFD = 0,5mm và CCD = 6,0mm khi không có vật liệu. Nếu không đúng phải chỉnh lại.
  • (Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

Độ mảnh Micronaire và các vấn đề liên quan



Độ mảnh của xơ là đặc tính chất lượng quan trọng đóng vai trò nổi bật trong việc xác định giá trị kéo sợi của bông. Độ mảnh của xơ sẽ quyết định có bao nhiêu xơ trong mặt cắt ngang của sợi. Nếu sợi cùng chi số được kéo ra từ hai loại bông khác nhau thì sợi kéo từ loại bông mảnh hơn sẽ có số xơ trong mặt cắt ngang nhiều hơn và do đó sẽ có độ đều, độ bền và độ giãn đứt tốt hơn sợi kéo từ xơ thô hơn. Càng có nhiều xơ thì sợi càng bền và độ đều của sợi càng cao.

Xơ thô sẽ chỉ kéo được sợi chi số thấp. Tuy nhiên,
micronaire thô sẽ dễ dàng gia công ở gian cung bông và máy chải hơn. Muốn kéo sợi càng mảnh thì nguyên liệu xơ phải càng mảnh. Xơ càng mảnh thì vải sẽ càng mềm mại và dễ uốn. Thông thường xơ bông càng dài thì càng mảnh.

Độ mảnh của sợi bị giới hạn bởi số xơ trong mặt cắt ngang của sợi, và số xơ trong mặt cắt ngang phụ thuộc vào độ mảnh của xơ.

Giới hạn kéo sợi:                                Mặt cắt ngang của sợi
Số xơ = tex-yarn / tex-fiber
Sợi từ xơ dài (len & hỗn hợp)                       = 40 xơ
Từ xơ nhân tạo 3.3dtex 50 – 60 - 80mm       = 55 xơ
Từ xơ nhân tạo 1.3-1.7 dtex/ 38 -40mm       = 70 xơ
Sợi bông nồi cọc (min. 40)                           = 70 xơ
Sợi bông rôto                                              = 100 xơ


Do mặt cắt ngang của xơ bông không đều nên việc xác định trực tiếp diện tích mặt cắt rất khó khăn. Các xơ bông thông thường không có mặt cắt ngang hình tròn và không thể được xác định bằng đường kính của nó. Do đó, Micronaire được sử dụng rộng rãi để chỉ độ mảnh. Giá trị này là thu được bằng cách đo luồng không khí thông qua một túm bông. Bông càng mảnh, thì dòng khí càng ít và giá trị micronaire càng nhỏ.
Sau đây là thang đo của các giá trị micronaire và độ mảnh tương ứng:
Phân loại
Micronaire
Dtex
(Mic x 0.394)*
Denier
Rất mảnh
Đến 3.1
đến 1.22
đến 1.35
Mảnh
3.2 – 3.9
1.26 – 1.54
1.39 - 1.70
Trung bình
4.0 – 4.9
1.58 – 1.93
1.74 - 2.12
Thô
5.0 – 5.9
1.97 - 2.32
2.17 - 2.55
Rất thô
Trên 6.0
trên 2.4
trên 2.64
* Giá trị chuyển đổi từ micronaire sang dtex phụ thuộc vào độ chín của xơ và chỉ được dùng ở đây để hiểu rằng đó là số chỉ thị độ mảnh.
Giá trị Micronaire thấp đồng nghĩa với việc có nhiều xơ chưa chín. Trong quá trình gia công ở gian cung bông và đặc biệt là trên máy chải, sẽ tạo thành điểm kết và diễn ra việc tổn thương xơ. Nếu micronaire dưới 3,8, sử dụng các máy như CVT4 hay CVT3 không có lợi hoặc phải sử dụng tốc độ trục xé thấp.
Nếu micronaire thấp, các thông số của máy bông sẽ rất quan trọng. Nên xé sơ bộ tốt và giảm tốc độ tay đánh của máy xé tinh. Nếu cần có thể sử dụng thêm 1 máy xé tinh nữa sẽ tốt hơn là dùng 1 máy xé tình với tốc độ cao.
ĐỘ MẢNH Micronaire
TỐC ĐỘ THÙNG LỚN
dưới 3,5
350 v/ph
3,5 – 4,0
450-550 v/ph
Trên 4,0
500-550 v/ph
Micronaire càng thấp thì tốc độ trục gai càng phải thấp. Tốc độ nên từ 800 - 1150 rpm tuỳ theo micronaire và sản lượng.
Nếu dùng các loại bông mảnh quá thường tạo ra sợi có tỉ lệ kết cao hơn và làm giảm ngoại quan của vải khi nhuộm. Không nên pha trộn bông có Micronaire sai khác nhau quá 0,2-0.3 (không nên vượt quá 0,3 cho chi số tới 40, và 0,2 cho chi số trên 40).
Điểm mỏng Uster ( -30%) biến thiên tuỳ thuộc micronaire của xơ. Micronaire càng thấp thì số điểm mỏng càng ít và ngược lại.
Micronaire trung bình nên từ 3,8-4,3 cho các chi số từ Ne 24-40. Nó có thể từ 4,1-4,7 cho các chi số dưới Ne 24.
Nếu Micronaire thô thì sẽ có ít xơ trong mặt cắt ngang của sợi, khả năng kéo sợi trên máy thô và máy con sẽ thấp. Nó sẽ dẫn đến độ bền và độ giãn của sợi thấp. Nhưng xơ có micronaire thô sẽ dễ dàng gia công ở gian bông chải. Xơ có Micronaire thô sẽ ít có xu hướng tạo thành neps.
U% chịu ảnh hưởng của Micronaire. Micronaire càng thô thì U% càng cao. Xơ càng thô thì tỉ lệ đứt sợi trong kéo sợi càng cao.
 CV% của micronaire của hỗn hợp nên thấp hơn 10% cho sợi Ne30 chải kỹ.
Micronaire  trung bình của hỗn hợp nên bằng nhau (không đổi) trong toàn bộ lô. Sự khác nhau về Micronaire  trung bình của hỗn hợp trong cùng một lô không nên lớn hơn 0.1.

(Nguồn Textitleknowled4u)
Read More!

COMPOUND NEEDLE - LOOP FORMING PROCESS

COMPOUND NEEDLE

Compound needles have been used in many areas of the loop forming technology. Today they can be found mainly in, warp knitting machines, flat bed knitting machines and narrow fabric warp knitting machines.
Definition: The compound needle consists of two parts, needle body and
slider. These two parts are moved independently.
DIE SCHIEBERNADEL
Read More!

TOWARDS A NEP-FREE YARN



BY|B. PURUSHOTHAMA



INDRODUCTION

Nep is a tiny ball like substance produced by entangled fibre mass which is embeded in the yarn, and is very difficult to remove. The neps no t only give a bad appearance to the yarn and cloth, but also affect the dyeing quality. The neppy yarns give raise to problems like breaking of needles in sewing and knitting operations. The cotton neps would cosiderably mar the appearance of the fabric, particularly those dyed in contrast shades, in case of Polyester Cotton suiting.

It is therefore essential to have a target of nep-free yarn
of course, by maintaining productivity and with minimum acceptable cost.

According to Uster Manual, the number of neps is influenced to a large extent by the raw material used. # 2
However, the neps generated are also influenced to a significant effect by the process parameters and the condition of the machinery. Enormous research has been made on this problem of neps and a number of valuable articles have been published However, due to one or the other reasons, the problem of neps is increasing every year in our country. In this article, an attempt has been identify the real reasons for neps and to find
out remedial actions. It is also a fact that the consumers are also becoming more quality concious because of the high priced fabrics.
GENERATION OF NEPS
The neps are generated when fibres are strained in an-uncontrolled region allowed to curl.
Very fine and immature fibres, especially when the staple length is more, are prone to neppiness. The quality parameters such as surface finish, fibre crimp etc., which determine the loading behavior of polyester fibres on card wires, influence the generation of yarn faults like heds. # 3
The unginned cotton does not contain neps, where as the neps are seen in ginned cotton, it clearly shows that the fibers get ruptured because of the harsh mechanical action in ginning process. Similarly at the Blow Room the harsh beating excessive bends in conveyor pipes, projected surface inside the pipes etc. are responsible for the generation of neps. It is often see that hand opened cotton when fed to card directly gives very few neps compared to cotton processed through blow room.
The blunt wire points, improper settings etc. are responsible for generation of neps in carding. Factors in processing, which cause thick places and neps are also likely to be responsible for long length faults (2 cm and above) in the case of Polyester Cotton yarns, but not in the case Of cotton yarns. # 3
All the above facts are well established and known to almost all. Inspire of this the neps are still playing havoc in the industry. The probable reasons are as follows.
1) Increasing costs of cottons, polyesters viscose staple etc. which have forced the mill managements and cotton grower’s for the following actions.
(a) Early picking of cottons, without allowing the fibers to mature.
(b) Adding of more soft wastes, including the recovered short fibres from Droppings etc. The fibre recovery units are becoming more popular now a days.
(c) Using of Filament Cut wastes, Toe Cut wastes and other purchased wastes in polyester blends and in other manmade fibres
(d) Restriction in the Salable Soft wastes extracted in Spinning preparatory processes.
2. Increase in Labor Costs, which has resulted in:
(a) Reductions of hands at all process even with sacrificing the house keeping, machinery maintenance etc.
(b) More concentration on productivity at all places, including that of blow room carding and draws frames, which are key points in the maintenance of quality.
3. Increase in Stores/Capital Costs, which contribute for delays in maintenance aspects like re-clothing of cards, replacement of worn out parts etc. Installation of a good blowroom or Comber is always given last preference when compared to Ring frames, because of their low rate of returns on investment very often low quality spares including reconditioned are purchased because of their low price compare to standard items.
Whatever may be the circumstances, the technician working is supposed to try his level best for the reduction of neps and give a good appearance for the yarn spun. A number of trials have been conducted in recent years for the reduction of neps. The results of some of the successful trials have been explained here with.
BLOW ROOM
Blow-Room contributes significantly for the generation of neps. Hence a control on Blow-Room helps in reducing the neps in yarn.
There is a practice in a number of mills to spray water and hygroscopic agents to cotton mixing. In the case of manmade fires, they are tinted by spraying aqueous solution of fugitive dye. It should be ensured that the materials fed to Blow-Room should be thoroughly dried, or else it gives problem of chocking up, which finally results in neps. The dyestuff used for tinting should be selected in such a way that it does not give raise to lapping and loading troubles in carding and further process.
In some mills, L type Bahnson Fans are used for humidification. These fans, as they are installed with in the working area attract fluff. A lot of fluffs are accumulated in the fans and in water nozzles, which does not allow the water to atomize This results in the nusting of metal parts and accumulation of fluff, which become hard pressed. The rusted parts, burns and projected portions contribute for neps. It is suggested to use 15 Air Washer plants for humidify hation and not the L type fans.
The pipe lines used for conveying cottons should have minimum bends, and also the length of the pipes should be minimum.
The reduction in beater speeds reduce neps to a certain extent. However, a very low beater speed (less than 650 RPM) results in less opening of cottons, which in turn results in loading of Cylinder and flats in cards.
The use of Krischner beater reduce neps when compared to the three bladed beater at the some speed, provided the wire points are in a good condition.
The step Cleaner, Porcupine opener and Axi-flow cleaner - increases neps where as Crighton opener does not contribute for neps to that extent.
In the case of blended material containing Polyester and cotton, the blow - room blending gives consistently better performance in carding because of the absence of Cylinder loading. This reduces neps. However, with finer and immature cottons, - double treatment given for cot tons increases the number of neps.
Preopening and stacking of Polynosic fibres before processing in blow-room, helps in reducing the neps compared to the feeding of fibres directly from bales.
A coarse lap hank even though gets lesser beats per fibre, results in the loading on Cylinder wire, especially for finer cottons. Similar is the case with Polyester blends.
Lesser Calendar roller pressure, which contributes for-lap licking while unwinding, gives raise to double laps and subsequently loading on Cylinder at cards.
CARDING
Carding is a very important operation in the processes of spinning, and it is also a major contributing factor for the control of neps. The effects of poor carding cannot be evened out by combing or by using a good drafting unit.
The profile characteristics of wire points are to be rightly chosen in relation to fibre fineness, maturity, trash and length. Very often, the right type of clothing cannot be used for a given material because most mills process multiple counts.
SITRA conducted studies comparing flexible card clothing with metallic card clothing; which ruled out the thinking that flexible clothing gives better quality compared to metallic-clothing for fine counts. It claims that for fine and superfine mixing also, metallic clothing can yield as good a quality as that with flexible clothing, with some savings in waste, provided the choice of clothing, setting, speeds etc. are properly done. # 4
They also claim that the fibre arrangement in card silver improved with metallic clothing compared to the flexible clothing. Further improvement was noticed while using finer rib metallic wire.
Fine wire with more number of teeth per sq. inch gives a better web quality with fewer neps for both High speed and semi High speed cards in all counts. #5
The neps generated by the fine wire even at highest production rate was claimed to be lower than the neps for lowest production rate with coarse wire in all counts. # 5
The improvement with fine wires was attributed to the better fibre separation achieved with more points per unit area on the Cylinder surface.
SITRA also compared the indigenous metallic wire with imported wires, and concluded ^ that the profile characteristics were more important than the make or origin of the wires. It was found that there was no significant difference in neps and foreign matters in the card web between indigenous and imported wires, while the wire profile characteristics were maintained same. # 5
For a given card web quality, finer wire is preferable to achieve higher level of production. However, for trashy cottons, coarse clothing is preferred though it has less fibre penetration and less carding action, only to avoid loading of fibres and trash particles. In the case of synthetic fibres like Polyesters, even though they do not contain any trash, the coarse wires are recommended by both fibre manufacturers and card clothing manufactures. Lakshmi recommend their Matta Wires and ICC their 212 wire, which are both coarse wires and meant for coarse and trashy cottons. #6, 7
It is a common finding that higher production rates at carding give rise to more imperfections in the yarn. The studies conducted by Shri. Y. B. Maliikarjunappa 8 showed that for same hank silver, even with newly mounted wire, the nep counts were on HP and SHP cards compared to conventional cards. This was attributed to the coarse hank in the case of HP and SHP cards in web, and the final hank of silver was adjusted by higher tension drafts in HP and SHP cards. The nep per 100 metres of yarn was claimed to be significantly lower with the material produced on HP cards and SHP cards. However, no mention was made on actual productions.
SITRA's studies indicate that even though the higher production rates at carding increased imperfections in yarn, it did not influence the lea strength and unevenness much. 5 #
However in our studies, it was found that in the case of long staple fibres, the doffer speed as it increased, resulted in higher end breakages in Ring frames and also a drop in lea strength.
Removal of more flat strips by way of increased flat speeds helped in reducing the neps, however the reduction in neps was not that significant when the flat strips were increased by adjusting the front plate setting.
The tandem card gives very significant improvement in yarn quality, particularly with reference to neps and foreign mattes.
The tandem card, when compared to high production card reduces yarn faults, particularly of the shorter length. 3 #
Fibre retriever and comb segment in lickerin undercasing, which are alternative to mote-knives, are claimed to be more effective than mote-knives. Comb segment in lickerin undercasing reduced neps to a considerable extent in our studies.
A powerful dust extraction unit and pits below carding machines for the collection of dust helps in maintaining the cards in a cleaner way, which reduces fluff entering the web. These fluffs, even though not noticed on card web, are seen boldly on the yarn surface, which gives a nep like appearance. A circular nylon brush on the doffer surface in preferred where suction units are not fitted.
Roller doffing devices, which are replacing doffer combs, must be accompanied with a good suction cleaning unit, or else it is found to damage the doffer wires by the fluff balls generated.
Reduced lickerin speeds are found to reduce neps in manmade fibres. In case of cottons, a very low speed of licker in gives raise to Cylinder loading and flat loading because of less opening. It is found that a higher lickerin speed breaks the immature fibres, and makes them either fall or to out along with flat strips. Trials with negative wires for fine cotton increased neps at all speeds, compared to normal wires
For very fine denier Polynosic fibres (1DN-51mm), removing of alternate row of Lickerin wires, and a speed of 450 RPM, gave a considerably good performance from the neps point of view.
Removal of one grid bar in Lickerin under-casing helps in removing the short fibre and trash particals, which reduces the neps. Similarly lickerin undercasing with large diameter perforation helped in reducing the neps level.
Neps were found to be minimum immediately after stripping and was found to increase gradually after 6 to 8 hours working, even though, no loading was noticed on the Cylinder surface. The same phenomena was found with manmade fibres also. It is therefore advisable to strip the cards once in a shift irrespective of the loading problems.
Neps were also found to reduce after grinding of the wires.
Long nose feed plates are recommended for long staple fibres to avoid fibre rupture and subsequently neps. Shri. G. V. Anturkar #9 Suggested a modification in short nose feed plate so that it could be used for long staples also. No further work has been reported in this regard.
Wider width flats are being tried for long staple fibres however, the detailed reports are not yet available.
Modification in lickerin zone are being tried more for reducing neps. The loading developments include Double Lickerin system, Additional cleaning roller on Lickerin, fibre retriever etc.
It was found that the neps were generated at the soldered portions of metallic clothing at the sides of Cylinder and doffer. It is therefore suggested to keep lap width less by 3" compared to card width.
POST CARDING OPERATIONS
It is observed in a number of cases that the neps found on yarn surface are considerably more compared to the neps found in the care web, which clearly indicate that there are some other factors which also contribute for the generation of neps.
It was found that higher speeds at draw-frame and closer settings in superfine cottons generate neps or give neppy appearance to the yarn.
The clearer wastes, if not removed continuously, also give a neppy appearance to the yarn.
Combing helps in reducing the neps in yarn by removing the neppy portion along with comber noil, However the damaged needles of Cylinder and top Combs generate neps
ATIRA'S studies # 2 show that the type of drafting system did not affect the neps as well as the yarn appearance
BTRA'S studies # 10 indicate that the reduction of apron spacing improved the evenness and imperfection count of arn in all mixings.
Broken condensers, burrs inside the flyers damaged aprons etc. also contribute for neppy appearance of the yarn.
CONCLUSION
The problem of neps is getting more importance now a days however the problem is also increasing due to various reasons.
A proper selection of fibres and processes helps in reducing the problem of neps.

REFERENCES
1 Selection of Indian Cottons for Polyester Blends by B. R. Dole - 31st All India Textile Conference.
2 How Fibre Properties & Processing Machines influence imperfections in Cotton Yarns - By A. R. Garde and J. Sethi - JTA - June 1970.
3 Infrequent Yarn, Faults, their incidence, causes and Remedies - By K. Kumaraswamy and I. Sharieff.
4 Carding- Still Universal area for improving yarn quality By M. Ramachandran & R. Sripathi -35th All India Tex. Conference.
5 Quality and Performance of Metallic card clothing for higher production- By R Sripathi - JTA Oct - 1975.
6 Booklet of Lakshmi Card Clothing Co. Ltd. Coimbatore.
7 Booklet of Indian Card Clothing Co. Ltd. Poona.
8 Nep count on card web - By - Y. B. Malli-karjunappa JTA - Jan. 75.
9 Modification in feed plate to improve yarn appearance by - G. V. Anturkar JTA - Jan. 1979.
10 Effect of input Hank, Roving Twist and Apron Soaking upon yarn quality and Ring frame and breaks - By Dr. N. Balasubramaniam & B. N. Bhanot - JTA Oct. 1974

(Nguồn Textitleknowled4u)
  
Read More!
Karl Mayer| Liba| Benninger| Itema Weaving| Warp Knitting| Beam| Terrot| Thies| Barmag| Machine|- Vietnam- China|Taiwan|Indonesia|India|
Knitting,Weaving,Circular Machine Vietnam